Hán Sở tranh hùng - Hồi 10

Hán Sở tranh hùng - Hồi 10

Yến Hồng Môn, Phàn Khoái cứu chủ
Nơi Hàm Dương, Hạng Vũ thị uy

Ngày đăng: 17-02-2017
Tổng cộng 48 hồi
Đánh giá: 8.6/10 với 150565 lượt xem

Hạng Vũ nói:
- Xin tiên sinh cho biết ba kế ấy, tôi nguyện theo.
Phạm Tăng nói:
- Minh công phải thấy Lưu Bang là cái lo quan trọng đối với Minh công. Minh công sẽ không thể cùng Lưu Bang sống chung trong hoàn vũ. Thế thì việc giết Lưu Bang là cần thiết cho bản thân, sự nghiệp Minh Công sau này. Tôi có ba kế: Một là mời Lưu Bang đến Hồng Môn  dự yến, trong tiệc đem việc ngăn cản nơi cửa quan ra trách rồi giết phứt đi, đó là thượng sách. Hai là sai quân đao phủ phục dưới trướng, chờ lúc Lưu Bang vào tiệc, hô quân đao phủ áp lại giết, nếu Minh công không nỡ xuống tay.  Ðó là trung sách. Ba là sai người chuốc rượu cho Bái Công say rồi khiêu khích cho Bái Công thất lễ, bắt tội giết đi. Ðó là hạ sách.
Hạng Vũ nói:
- Ba kế ấy có thể làm được cả, ít ra cũng phải làm cho mọi người thấy Lưu Bang có tội đã.
Nói xong truyền chư tướng chuẩn bị đâu đó sẳn sàng, rồi sai người mang thư mời Bái Công đến Hồng Môn dự yến.
Bái Công tiếp được thư mở ra đọc, thư viết như sau:
"Lỗ Công Hạng Vũ kính thư Bái Công hiền huynh nhã giám.
Tôi cùng hiền huynh hợp lực đánh Tần, chịu lời ước của vua Hoài vương. May thay ! Hiền huynh kéo binh sang mé Tây, Tử Anh quy hàng, Quan Trung quy phục, nhà Tần bị diệt, giải phóng trăm họ, Công lao ấy thực to tát. Tôi lấy làm mừng, bày yến tiệc cùng hiền huynh chung vui, xin hiền huynh chiếu cố, để thỏa lòng mong ước - Hạng Vũ kính thư".
Bái Công xem thư xong, Trương Lương nói:
- Tiệc này không là tiệc vui, chính là mưu của Phạm Tang, ta chớ nên xem thường.
Tiêu Hà nói:
- Binh lực củ Hạng Vũ đang mạnh, nếu hắn cố hại thì ta khó chống cự nổi. Nay nên lựa một người ăn nói giỏi đến thoái thác, cốt làm cho Hạng Vũ đừng nghi chúng ta có ý chiếm đoạt uy quyền, rôi tìm lấy một Châu quận khác mà ở, chỉnh đốn binh mã, sau sẽ tính.
Lịch Sinh nói:
- Tôi xin lãnh nhiệm vụ thuyết khách ấy.
Trương Lương bàn:
- Kế của hai ông chưa phải là thượng sách. Xưa Nhủ Tử Tư bảo hộ vua Bình Vương yến hội nơi Lâm Ðồng, mười tám nước chư hầu phải kính phục. Lạn Tương Như đến hội ở Miên Trì, đem ngọc bích về nước Triệu, thiên hạ đến nay còn khen. Tôi tuy bất tài, nhưng quyết bảo vệ Minh công đến dự yến nơi Hồng Môn, để khỏi mất thể diện.
Bái Công nói:
- Nếu có tiên sinh phò tá thì ta vững lòng.
Tnrơng Lương liền sai người phúc đáp rằng: "Ngày mai sẽ đến phó yến ".
Phạm Tăng được tin, nói với Hạng Vũ:
- Ngày mai Bái Công đến, xin Minh công cứ y theo ba kế ấy mà làm, chớ do dự.
Ðoạn, sai Ðinh Công, Ung Sĩ làm tướng canh cửa, cấm không cho những người vô phận sự tự tiện ra vào.
Hôm sau, Bái Công đem một trăm khinh kỵ và năm tướng tâm phúc là Trương Lương, Phàn Khoái, Ngạn Hấp, Kỷ Tín, Ðằng Công đến phó hội Hồng Môn.
Vừa đến nơi, thấy một toán quân kéo đến, gươm giáo rợp trời, tiếng loa dậy đất, cầm đầu là tướng Anh Bố, cởi ngựa hô lớn:
- Phụng mệnh Lỗ Công đến rước Bái Công phó hội.
Bái Công quay lại hỏi Trương Lương:
- Tiên sinh nghĩ sao ? Lòng ta thấy hồ nghi lắm !
Trương Lương đáp:
- Xin Minh công cứ vững lòng tin, theo lời dặn của tôi mà làm.
Bái Công theo sau Anh Bố đến cửa quan, Trần Bình ra nghênh tiếp.
Nhìn vào trong thấy tinh kỳ la liệt, gươm giáo sáng ngời, chuông trống khua vang, chẳng khác vào một chốn pháp trường sắp đem tội nhân hành quyết.
Bái Công ngần ngại không dám đi, quay lại nói với Trương Lương:
- Lỗ Công dàn cảnh như vầy đâu phải thực tâm phó hội. Tiên sinh nghĩ sao ?
Trương Lương nói:
- Ðã đến đây, nếu lùi một bước là trúng kế địch. Xin Minh công đứng nơi đây, để tôi vào yết kiến Lỗ Công trước đã
Nói xong, Trương Lương bước đến trước . Ðinh Công đóng cửa dinh lại không cho vào.
Trương Lương nói:
- Nhờ tướng quân vào bẫm với Lỗ Công. Bái Công sai tôi là Tá Sĩ Trương Lương vào yết kiến.
Ðinh Công vào bẫm lại.
Hạng Vũ hỏi Phạm Tăng
- Thế nào là Tá sĩ.
Phạm Tăng nói:
- Người này ở nước Hàn, năm đời làm tướng nay theo phò tá Bái Công nên gọi là Tá Sĩ. Bái Công đem Trương Lương đến đây dụng ý thuyết từ xin Minh công giết quách Trương Lương để cho Bái Công mất một tay nương tựa
Hang Bá nghe nói giật mình can:
- Không nên ! Lỗ Công vào Hàm Dương, điều cốt yếu là phải thu phục nhân tâm, giành ưu thế cho rnình . Nếu vô cớ giết hiền sĩ thì ai còn khâm phục. Vả lại Trương Lương là bạn thân của tôi, tôi có thể dụ về bên Sở, tại sao giết đi.
Lỗ Công liền đòi Trương Lương vào.
Trương Lương thấy Hạng Vũ mặc giáp trụ, chống gươm ngồi trên trướng, mặt hầm hầm sát khí, liền nói:
- Tôi nghe Minh Vương trị thlên hạ chỉ khoe đức chứ không khoe võ, các bậc hiền nhân đối xử nhau dùng nghĩa chứ không dùng uy. Nay Minh công mở hội Hồng Môn, chung vui với chư hầu, tôi ngỡ đến đây được nghe đàn sáo, ca nhạc, chủ khách giao tiếp nhau với muôn ngàn hân hoan, ngờ đâu chỉ thấy gươm đao la liệt, giáp sĩ đứng song hàng, chiêng trống vang trời, một đoàn sát khí, khiến cho nhân tâm ngờ vực muốn trở về. Minh công chín trận được Chương Hàm, một tay phục thiên hạ, uy danh lừng lẫy ai mà chẳng biết, thế thì khoe cái uy dũng của mình chẳng có ích gì. Tôi thiết tưởng Minh công nên khoe cái đức của mình để cho thiên hạ thấy con nguời tài đức vẹn toàn, trăm họ tùng phục, như thế mới thật là đáng hào hùng trong thiên hạ vậy.
Hạng Vũ nghe nói đổi sắc mặt, truyền cho vũ sĩ lui ra một dặm, bỏ giáp trụ, mặc triều phục, rồi mời chư hầu vào dinh.
Ðinh Công lại rao lớn:
- Không ai được đem nhiều nhân mã, chỉ cho theo hầu một vài văn thần, vũ sĩ mà thôi.
Bái Công theo Trương Lương bước vào, khúm Núm dưới thềm, chắp tay nói:
- Lưu Bang xin vào hầu Minh công.
Hạng Vũ tái sắc, nói:
- Lưu tướng quân có ba tội, thế mà chưa biết sao ?
Bái Công nói:
- Bang là kẻ Ðình trưởng ở Huyện Bái, chúng nhân tôn lên để mộ quân đánh Tần. Phàm việc lớn nhỏ đều theo lệnh Minh công, thực chưa dám làm điếu gì trái phép.
Hạng Vũ nói:
- Tướng quân tự tiện tha cho hàng vương Tử Anh, không coi vương mệnh là gì, đó là một tội. Mua chuộc lòng người thiện cải pháp luật, đó là hai tội. Sai tướng giữ cửa quan không cho quân chư hầu vào, đó là ba tội. Có ba tội ấy sao lại chẳng biết ?
Bái Công ung dung đáp:
- Vua nhà Tần đầu hàng nếu Bang tôi giết đi mới  chuyên quyền, nay tôi giữ lại chờ lệnh Minh công xét xử, thiết tưởng đó không phải là tội. Phép nhà Tần khắc khổ trăm họ lầm than, Bang tôi sớm đổi đi, đó chính là vì cái thịnh đức của Minh công đó. Thiên hạ sẽ nói rằng:
- Quân tiền khu mới đến Hàm Dương mà còn cho dân thọ ân như vậy, nếu NguyênSúy đến thì ơn huệ biết chừng nào. Còn  như sai tướng giử cửa quan chẳng qua Bang tôi sợ dư đảng của nhà Tần nổi lên tác loạn, chứ dám đâu cản chư hầu. Kẻ thành tâm như thế mà bị chê trách, xin Minh công xét lại.
Hạng Vũ tuy nóng nảy, nhưng là kẻ cương trực, không nỡ giết người đã tùng phục mình, vả lại lời tưng bốc của Bái Công cũng làm cho Hạng Vũ khoái chí, nên Bái Công vừa nói dứt lời Hạng Vũ thay đổi sắc mặt, cầm tay  Bái Công,  nói:
- Vũ này không có lòng giận hiền huynh, chỉ vì có tên bộ tốt của hiền huynh là Tào Vô Thương đem lời dèm siểm nên mới sinh ra cớ sự.
Liền mời Bái Công ngồi. Các nước chư hầu đều sắp theo thứ lớp, an tọa. Phạm Tăng, Trương Lương, Hạng Bá  được dự tiệc. Cung đàn nổi lên, bầu không khí thân mật lại trở về trong ly rượu nồng nàn.
Phạm Tăng thi kế thứ nhất không thành. Lại thấy Hạng Vũ không có ý hại Bái Công nên quân phục hai bên đều yên lặng.
Phạm Tăng đưa mắt nhìn Hạng Vũ nháy nhó, bảo thực hiện kế thứ hai, nhưng nháy đến ba lần mà Hạng Vũ vẫn bõ qua .
Phạm Tăng tức giận sai Trần Bình ra rót rượu, cốt làm cho Bái Công say rượu thất lễ mà giết đi.
Tuy nhiên, Trần Bình thấy Bái Công tướng mạo uy nghi, vẻ phượng mặt rồng, đem lòng cảm mến, nghĩ thầm:
- Bái Công không phải kẻ tầm thường, chiều theo ý Phạm Tăng hại người hiền đức là trấi đạo trời.
Nghĩ thế, Trần Bình rót rượu cho Bái Công thì ít,mà rót rượu cho Hạng Vũ thì nhiều. Nhờ đó, Bái Công khỏi say.
Phạm Tăng thấy ba kế không thành, than thầm:
- Ngày nay không giết được Lưu Bang tất di hại về sau.
Nghĩ rồi lui ra ngoài tìm cách mưu hại. Nhưng thơ thẩn mãi mà tính chưa ra kế.
Bỗng sau tường có tiếng hát, giọng hát nổi ìên một lúc một rõ dần. Hát rằng:
Tráng sĩ thanh gươm ấp mộng đời.
Công hầu khanh tướng chỉ trò chơi !
Gươm thiêng nhuộm máu say men rượu
Hồ hải tung hoành tít dặm khơi !
Ai người tri kỷ !
Nâng chén đầy vơi !
Cuộc cờ sẩy mấy buông lơi
Ăn năn thì đã muộn rồi còn chi ?
Phạm Tăng biết đó là giọng hát của tráng sĩ, chợt nghĩ ra một kế, lẩm bẩm:
- Ta có thể dùng người này giết Lưu Bang được.
Liền leo lên đầu tường, thì thấy người ấy là Hạng Trang, đồng hương với Hạng Vũ.
Phạm Tăng gọi Hạng Trang đến, kề tai nói nhỏ:
- Minh công tính cương trực, mà không quyết đoán. Tiệc Hồng Môn hôm nay mục đích giết Lưu Bang, ta đã bày ra ba kế nhưng Minh công không chịu dùng kế nào. Nay tráng sĩ vào trước tiệc làm lễ chúc thọ, xin múa gươm giúp vui, rồi thừa cơ giết Lưu Bang đi, công tráng sĩ chẳng nhỏ.
Hạng Trang vén áo, bước vào tiệc, nói:
- Trong tiệc không có gì vui, tôi xin múa gươm hầu các ngài uống rượu.
Nói xong, rút gươm ra múa, lăm lăm chỉ chực thừa miếng chém Bái Công.
Trương Lương thấy Hạng Trang múa gươm, liền đưa mắt nhìn Hạng Bá.
Hạng Bá hiểu ý, vội đứng dậy, rút gươm nói:
- Múa gươm phải múa đôi xem mới thú.
Hạng Vũ nói:
- Xin mời thúc phụ múa gươm với Hạng Trang cho vui.
Hạng Bá được dịp, liền đứng dậy, vung gươm múa.
Trong lúc múa thường lấy mình che cho Bái Công, Hạng Trang không sao chém được.
Hai người múa gươm một lúc. Hạng Bá lần lần yếu sức. Trương Lương thấy nguy cấp đến nơi, liền đứng dậy ra ngoài. Ðinh Công, Ung Sĩ ngăn lại, hỏi:
- Ngài ra ngoài làm gì ?
Trương Lương nói:
- Tôi xin ra ngoài lấy quốc bảo vào dâng.
Trần Bình vốn đã sẵn có cảm tình với Bái Công, thấy Ðinh Công cản Trương Lương, liền bước lại gần nói:
- Minh công truyền để cho Trương Lương ra ngoài có việc.
Ðinh Công tưởng thật, để cho Trương Lương ra ngoài.
Trương Lương ra nói với Phàn Khoái:
- Hạng Trang đang múa gươm mưu giết Minh công, việc rất gấp, tướng quân nên vào ngay để liều chết cứu Minh công mới được.
Phàn Khoái nghe nói hậm hực, xách gươm theo Trương Lương bước vào.
Trương Lương nói:
- Ðể tôi vào trước đã.
Ðoạn, rảo bước đi ngay. Ðinh Công thấy Trương Lương trở vào, hỏi:
- Quốc bảo đâu ?
Trương Lương giả vờ chỉ vào bọc, nói:
- Có đây rồi.
Vừa nói vừa lách mình đến trước tiệc, thấy Hạng Bá và Hạng Trang con đang múa kiếm, chưa thôi.
Phàn Khoái thấy Trương Lương đã vào bên trong liền chạy đến trước cửa dinh nói lớn:
- Tiệc Hồng Môn hôm nay quá vui mà kẻ tùy tùng không được ly rượu nào cả, Khoái tôi xin đến trước mặt Lỗ Công để xin một ít rượu thịt .
Nói rồi, cắp gươm, gạt bọn Ðinh Công chạy thẳng vào đến trước mặt Lỗ Công, trợn mắt nhìn, tóc dựng ngược lên.
Lỗ Công lấy làm lạ, hỏi:
- Tráng sĩ tên gì ?
Trương Lương đứng lên, bẩm:
- Ðó là quan Tham Táng của Bái Công tên Phàn Khoái.
Hạng Vũ hỏi:
- Nhà ngươi vào đây để làm gì ?
Phàn Khoái nói:
- Tôi nghe Minh công mở tiệc Hồng Môn, mừng nhà Tần tuyệt diệt, bất cứ lớn nhỏ ai ai cũng được cơm rượu no say, duy Khoái này từ sớm đến giờ chưa được bữa nào, nên lại đây xin Minh Công một bữa chén.
Hạng Vũ sai rót một chén rượu lớn đưa cho Phàn Khoái, Phàn Khoái tiếp lấy uống cạn. Hạng Vũ hỏi:
- Tráng sĩ muốn uống nữa chăng ?
Phàn Khoái nói:
- Dẫu chết tôi còn chưa sợ thì sợ gì chén rượu mà không uống.
Hạng Vũ cười lớn hỏi:
- Nhà ngươi muốn vì ai mà chết ?
Phàn Khoái đáp:
- Tôi chết vì chúa tôi. Thiết tưởng, chúa tôi đánh vỡ nhà Tần, vào Hàm Dương, của báu không tham, mỹ nữ không màng, lui binh về Bái Thượng để đợi lệnh tướng công. Khó nhọc như thế, công lao như thế mà có kẻ lăm le ám hại. Hành động ấy chẳng khác hành động đen tối của nhà Tần trước đây, còn ai khâm phục. Tôi phận hèn, nhưng lương tâm không phải gỗ đá, thấy kẻ hàm oan không đau lòng !  Kìa, như hai kẻ đang múa gươm kia cốt muốn giết chúa tôi đó. Tôi đến đây liều chết cứu chúa chứ đâu phải xin vài chén rượu của tướng công ?
Hạng Vũ nghe nói cũng chột dạ, truyền Hạng Trang thôi múa gươm, và khen:
- Phàn Khoái cương trực, đáng là tay vũ dũng.
Bái Công thấy Hạng Vũ đã say, lẻn ra ngoài cửa dinh. Ung Sĩ giữ lại không cho đi, Trương Lương chạy ra nói:
- Lỗ Công truyền lệnh chư hầu ai không uống được rượu nữa thì ra về, cớ sao tướng quân ngăn cản.
Trần Bình cũng chạy đến, xen vào:
- Minh công truyền cho Bái Công lui ra !
Ðinh Công và Ung Sĩ nghe Trần Bình nói, mới để cho Bái Công ra ngoài.
Bái Công ra khỏi cửa dinh thì đã có các bộ tướng Ngạn Hấp, Kỷ Tín nghênh tiếp, phò về Bái Thượng.
Phạm Tăng thấy kế không thành, buồn bã bỏ đi nằm, vì vậy Bái Công mới thoát nạn được.
Người sau có thơ nói đến hội Hồng Môn:
Chén rượu Hồng Môn vạn cổ truyền,
Anh hùng mắc giữa lưới hùm thiêng
Một lời khuất phục, toàn sinh mệnh
Vinh nhục bao nài cảnh vũ yên.
Trương Lương đưa Bái Công đi khỏi rồi, dừng chân đứng lại, nghe sau tường có người gõ vào thanh gươm hát:
Hùm đã về non
Ðất  trời thênh thênh.
Trường giang sóng vỗ rập rềnh,
Làn mây rực đỏ, ác lên chói ngời.
Hát xong lại có tiếng cười nhạt.
Trương Lương quay trông người ấy, thấv sắc mặt hiện ra nửa trắng nửa vàng, tinh thần thanh sảng, liền hỏi:
- Tráng sĩ cười gì thế ?
Người ấy đáp:
- Phạm Tăng phí tâm cơ, Trương Lương biết chân chúa, ngày nay thoát cửa Hồng, ngày mai định thiên hạ.
Nói xong đi mất.
Trương Lương tấm tắc khen:
- Trong thiên hạ còn lắm bậc kỳ sĩ !!! 
Liền rảo bước, định tìm hỏi tông tích người, bỗng cố người đến báo:
- Lỗ Công đã tỉnh rượu, đang sai tìm Bái Công.
Trương Lương vội vả trở lại thưa với Hạng Vũ:
- Bái Công không uống được rượu nữa, đương khi Minh Công say người không dám kinh động , đã trộm về Bái Thượng, để Lương ở lại đây từ tạ.
Hạng Vũ nổi giận nói:
- Lưu Bang không từ tạ mà bỏ đi thật vô lễ. Nhà ngươi còn kiếm lời che chở sao ?
Trương Lương thấy Hạng Vũ giận, toan tìm lời trấn an, thì Phạm Tăng bước tới nói:
- Lưu Bang tuy ăn nói nhỏ nhẹ, song kỳ thật là kẻ gian hùng. Lưu Bang trở về Bái Thượng một phần lớn do kế của Trương Lương, xin Minh công bắt Trương Lương trị tội mới xong.
Hạng Vũ nạt kẻ tả hữu, bảo đem Trương Lương ra chém.
Trương Lương kêu lớn:
- Minh công chém tôi tức là hư nghiệp Bá vương rồi.
Hạng Vũ hỏi:
- Chém nhà ngươi thì hại gì sự nghiệp ta ?
Trương Lương nói:
- Có hai điều bất lợi. Một là chư hầu sê chê Minh Công vì không giết được Lưu Bang nên tức giận giết Trương Lương. Hơn nữa uy danh Minh công đang mạnh mà giết một kẻ chịu phục tùng mình như Lưu Bang thì sao khỏi bị chê là hẹp hòi, hèn nhát. Hai là Lưu Bang hiện nay đang giữ ngọc tỷ, nếu Minh công giết tôi, Lưu Bang tất sợ hãi chạy sang nước khác, đem ngọc tỷ dâng cho một người nào, thì Minh công khó đoạt nghiệp Bá vương sau  nầy.
Hạng Vũ khen:
- Lời Trương Lương rất phải. Suýt nữa ta đã phạm lầm, hư việc lớn, mang tlếng xấu với thiên hạ. Ta nay anh hùng trăm vạn, hổ tướng ngàn viên, Lưu Bang làm gì được ta mà sợ.
Nói xong, gọi Trương Lương lại gần, bảo:
- Ngươi hãy trở về Bái Thượng đem ấn ngọc tỷ và đồ châu báu lại đây. Nếu sai lời ta sẽ đem quân đến Bái Thượng phân thây muôn mảnh.
Trương Lương vâng lời, bái tạ trở về, thuật chuyện lại cho Bái Công nghe.
Bái Công nói:
- Thoát được miêng hùm thật nhờ mưu trí của tiên sinh.
Nói xong, cho đòi Tào Vô Thương đến mắng nhiếc, rồi chém đầu làm gương cho kẻ khác.
Trương Lương nói:.
- Nay Lỗ Công đòi phải đem báu vật và ngọc tỷ đến dâng, ta không thể cưỡng lệnh.
Bái Công nói:
- Ngọc tỷ là báu vật truyền quốc, sao lại nhường cho ai !
Trương Lương nói ?
- Ðược thiên hạ là ở đức chớ không phải ở ngọc tỷ. Nếu ta trái lời, Lỗ Công đem quân đến đánh, ta làm sao giữ nổi. Hy sinh ngọc tỷ để bảo vệ lực lượng mưu tính đại sự là hơn. Một đàng giữ ngọc tỷ mà mất thiên hạ, một đàng bỏ ngọc tỷ mà được thiên hạ.
Bái Công khen phải, hôm sau sai Trương Lương đem ngọc tỷ cùng châu báu đến Hồng Môn dâng cho Lỗ Công và bẩm:
- Bái Công dự tiệc quá say, đến nay vẫn chưa dậy nổi. Sợ thất tín nên sai tôi đến đây dâng đồ cống hiến, xin Minh công thu nhận cho.
Hạng Vũ thấy ấn ngọc cùng những châu báu bày la liệt trên bàn, hoa cả mắt, ngắm nghía hồi lâu, rồi cầm từng món lên xem, món nào cũng rực rỡ muôn ngàn ánh sáng.
Hạng Vũ thấy chén ngọc, nhấp nháy như ánh sao, thích chí cười ìớn, trao cho Phạm Tăng và nói:
- Vật quý này xin kính biếu Tiên sinh.
Phạm Tăng cầm lấy, giận dữ ném xuống đất, và rút kiếm chặt ra từng mảnh, nói:
- Thôi ! Việc thiên hạ hỏng mất rồi ! Chúng ta sẽ chết về tay Bái Công cả, vật quý mà chi !
Hạng Vũ biến sắc, mắng lớn:
- Ôi chao ! Cái lão này vô lễ đến thế ! Cổ nhân có nói: "Vua cho thức ăn phải nếm trước, vua cho vật sông phải để mà nuôi". Huống chi cái chén ngọc quý như vậy ta ban cho, lão đã không tạ ơn còn đập nát trước mặt ta như vậy .
Phạm Tăng nói:
- Xưa vua Huệ Vương nước Vệ chỉ biết quý ngọc Minh Châu, vua U Vương nước Tề cười và nói rằng: Viên ngọc của ông dầu tốt đến đâu cũng chỉ rọi sáng được trăm cỗ xe mà thôi, còn người hiền thần của tôi có thể soi sáng được muôn dặm, ấy vậy, cổ nhân trọng hiền nhân coi thường vật quý. Tôi nay chỉ muốn lấy đầu Bái Công để bình thiên hạ, còn vật quí không màng. Minh công không nghe lời tôi, để lỡ cơ hội, tôi vì quá bực tức chứ đâu phải khinh thường tấm lòng ưu ái của Minh Công.
Hạng Vũ cười lớn, nói:
- Bái Công là đứa đê hèn, làm gì nên việc mà tiên sinh lo ngại đến thế.
Phạm Tăng nói:
- Xin Minh Công chớ coi thường mà ăn năn không kịp.
Hạng Vũ quay lại nói với Trương Lương:
- Bái Công là một đứa tiểu nhân, không làm gì nên chuyện, nhà ngươi cứ ở đây theo ta.
Phạm Tăng nói:
- Minh Công trước kia muốn giết Trương Lương, nay lại muốn dùng, thế thì khác nào nuôi ong tay áo.
Hạng Vũ nói:
- Tiên sinh khéo lo xa, Trương Lương chỉ là một gã thư sinh dẫu ở gần ta lại làm gì ta đặng.
Rồi đó, Hạng Vũ không nghe lời Phạm Tăng, dùng Trương Lương dưới tướng.
Trương Lương chỉ bấm bụng cười thầm !
Một hôm, Lỗ Công bàn với chư tướng:
- Ðất Quan Trung đã hạ, ấn ngọc tỷ đã về tay, việc thiên hạ tạm yên, duy có Tần Vương, Tử Anh chưa thấy mặt, làm sao chư hầu hàng phục. Bây giờ phải sai người mang thư sang Bái Công, đòi Tử Anh lại đây giết đi mới xong việc được.
Bàn xong, viết thư sai người đem đưa cho Bái Công.
Thư rằng:
"Tôi và tướng công cùng đánh Tần để cứu muôn dân ra khỏi vòng nước lửa. Nay tôi vào Hàm Dương đã mười tháng trời mà chưa thấy mặt Tử Anh ? Có lẽ tướng công muốn giấu nó để mưu việc gì khác chăng ? Nếu quả thế tôi cùng tướng công không phải cùng một nhiệm vụ nữa ! "
Bái Công xem thư xong, họp các tướng, bàn luận:
- Hạng Vũ nay đã trái ước muốn làm vua ở Hàm Dương. Nay lại viết thư đòi Tử Anh chắc là muốn mạo nhận công mình để phục mệnh Hoài Vương, và che miệng chư hầu. Ta không trả Tử Anh e nó động binh, bằng trả Tử Anh thì trái với ý nguyện. Vậy phải tính sao bây giờ ?
Chư tướng đều bàn:
- Cái thế Hạng Vũ mạnh lắm, chúng ta không thể cãi mệnh được. Cứ giao Tử Anh cho hắn. Nếu hắn giết đi, thiên hạ càng thấy rõ đức khoan hồng của Minh Công.
Bái Công theo lời, liền gọi Tử Anh đến, nói:
- Trước kia ngươi dốc lòng quy thuận, ta không nỡ giết, không ngờ nay Lỗ Công trái lời ước, muốn làm vua nước Quan Trung, đưa thư đến đòi bắt ngươi. Ngươi nên đem các đồ châu báu và gái đẹp đến dâng cho Lỗ Công, họa may ông ta vì tham sắc mà tha chết chăng. Thôi, ngươi nên đi ngay đừng chậm trễ.
Tử Anh khóc rống lên, nói trong nghẹn ngào:
- Chúng tôi gặp cơn ly loạn tưởng hàng Minh Công  được an thân, nay lại phải sang Lỗ Công, chẳng biết có toàn mạng chăng ?
Bấy giờ các bô lão trong vùng hay tin đều đến than thở.
Bái Công nói:
- Uy lực của Lỗ Công vang lừng trong thiên hạ còn ai dám trái mạng nữa. Các người chớ lưu luyến tôi, lỡ Lỗ Công hay được tội chẳng nhỏ.
Dân chúng nghe nói ai cũng cảm động.
Tử Anh vào Chỉ Ðạo đầu hàng Lỗ Công.
Lỗ Công trông thấy Tử Anh đầu bịt khăn trắng, mình mặc áo sô, miệng ngặm biểu hàng trông rất khổ não, liền cho vào, lấy biểu xem.
Tờ biểu như sau:
"Cháu Thủy Hoàng, con Phù Tô, vua Tam Thế nhà Tần, Tử Anh cúi đầu dâng biểu:
Trộm nghĩ:
Nhà Tần tôi thất lộc, hào kiệt nỗi lên. Bảy miếu khói lạnh hương tàn, bốn bề dầu sôi lửa đỏ.
Lòng người đã mất thế nước chẳng còn. Nay Minh Công cờ trở sang tây, sáu nước qui phục, vung gươm sang Bắc, muôn dân vui lòng. Thần uy sấm dậy vang trời. ân đức mưa nhuần khí hạ. Tử Anh này đâu dám cải mạng làm nhọc uy linh, chỉ mong được tồn sinh giữ gìn hương khói. Vua Thang Dung con cháu nhà Hạ, sáu trăm năm cơ nghiệp vững bền, vua Vũ tha con cháu nhà Ân tám trăm năm cơ đồ thịnh trị.
Nay Minh Công đã diệt nhà Tần, xin lấy lượng Ân Chu tỏ lòng nhân đức. Ðược thế, Tử Anh này đến chết chẳng dám quên ơn, mấy lời kính dâng, muôn phần sợ hãi. Tử Anh kính biểu"
Hạng Vũ xem biểu xong, nói:
- Xưa tiên đế nhà ngươi nuốt sống sáu nước, làm hại muôn dân, để tội lại cho nhà ngươi. Bây giờ nhà ngươi đền tội là đáng lắm rồi, còn kêu ca gì nữa.
Tử Anh thản nhiên đáp:
- Diệt sáu nước là việc của tổ tiên tôi, riêng tôi có tội tình gì ? Tuy nhiên, Minh công bắt tôi phải chết tôi cũng không hề dám oán hận. Dân chúng ở Hàm Dương lâu nay sống trong chính thể khắt khe của các tiên vương tôi, nay xin ngài lấy đức ban ân, để trăm họ được sống yên vui, thì dẫu tôi có xuống suối vàng cũng cảm nghĩa.
Tử Anh vừa nói đến đấy, Hạng Vũ đã truyền quân khai đao ! ôi, Tử Anh là người hiền đức, một trái ngọt trong cội chua, mới làm vua có 43 ngày mà phải đền tội ác của tiền nhân.
Dân Tần thấy Tử Anh bị chết, thương xót vô cùng, oán trách hành động khắt khe của Hạng Vũ.
Hạng Vũ thấy lòng dân không phục mình, truyền quân do thám hễ người nào có ý bất mãn thì bắt giết lập tức.

Hồi trước Hồi sau

Bán sạc cáp, linh kiện máy tính
Anh em cùng cài Pi Network đào tiền ảo nhé, nhập mã mời "kiemhieptruyen" lấy ngay 1 Pi.
Trước khi thanh toán tiền mua hàng thì nhấn hộ dùm mình link nầy nhé: shopee ở đây còn lazada ở đây.