Xuân thu oanh liệt - Hồi 06

Xuân thu oanh liệt - Hồi 06

Cam đoạn nghĩa, quyết chặt ngón chân
Muốn lánh thân phải giả đứa điên

Ngày đăng: 28-03-2017
Tổng cộng 20 hồi
Đánh giá: 8.1/10 với 121589 lượt xem

Tôn Tẩn bị Bàng Quyên hối thúc quân sĩ áp giải tới chợ Vân Dương. Lúc này, trời mù đất tối, coi vẻ buồn bã vô cùng. Có lẽ tạo vật cũng cảm
thương cho người ngay mắc nạn. Nơi pháp trường, đau phủ sắp hàng đôi, coi vẻ ghê gớm tề chỉnh. Bàng Quyên hỏi:
- Bây giờ là chừng nào?
Đao phủ thủ đáp:
- Còn ba điểm nữa là tới giờ Ngọ.
Tôn Tẩn nghe lời nói, biết giờ hành hình sắp tới thời đau lòng xót dạ lắm, năn nỉ với Bàng Quyên rằng:
Bàng phò mã ơi! Xin tưởng tình kết bạn năm xưa, dung cho chậm chết một lát để bày tỏ nỗi khổ trong lòng cùng hoàng thiên hậu thổ, rồi dầu có chết cũng không đến nỗi biến thành con ma oan uổng.
Bàng Quyên nhận lời xin để cho Tôn Tẩn kêu than chi cho biết, nên truyền quân đao phủ hãy thông thả. Tôn Tẩn vội ngước mặt lên trời than rằng:
- Trời ơi! Tôn Tẩn này lìa cha mẹ, cách anh em, lên non tiên học đạo. Tưởng là học thông binh pháp, thuộc lào thiên thư, giỏi bát môn độn pháp, lục giáp linh vân mà làm gì, ai dè tới cái chết của mình mà không cứu được. Ôi! Khổ tâm biết mấy!.
Bàng Quyên nghe Tôn Tẩn nhắc tới thiên thơ, thời nghĩ thầm rằng:
"Các sách binh pháp ta điều đọc qua. Duy thiên thơ ta chưa đọc tới. Nếu nay dỗ anh này để mà học được thời anh hùng trong sáu nước có ai hơn ta được". Ý định đã định, Bàng Quyên bèn bứơc tới gân Tôn Tẩn mà nói rằng:
- Anh ơi! Em nghe mấy lời anh than, bỗng nhớ tới lúc thề nguyền ở chợ Châu Tiên, em đau lòng lắm. Anh ơi, phen này em quyết liều thân để cưu anh. Bay giờ em tới mặt Ngụy chúa tâu nỗi nữa coi sao. Như được là may, không thì thôi, xin anh chớ trách.
Tôn Tẩn nói:
- Nếu em còn thương anh, anh cảm tạ vô hạn. Như được Nguỵ chúa ân xá thì ân em ngàn năm anh không quên. Còn như không ân xá thì em nên vì anh sắm một cái hàn để tẩn liệm thi hài, rồi gởi thơ về Yên quốc cho cha mẹ anh chị của anh hay.Được vậy anh cảm ơn em lắm!
Bàng Quyên nói:
- Anh chớ nên mở lời trối như vậy!
Nói dứt, sải ngựa vào triều, ra mắt chúa Ngụy và tâu rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, hạ thần vừa nghĩ được một điều. Vì Tôn Tẩn là người nước Yên, cha là phò mã Tôn Tháo, mẹ là công chúa Yên Đơn, anh là Tôn Long, Tôn Hổ, nếu nay y bị ta giết, tin đồn về Yên, ắt nước Yên sẽ cử binh phạt ta thời muôn dân đồ thán, chi bằng lưu Tôn Tẩn lại, chờ khi nào nước Yên gởi hàng thơ qua rồi sẽ hay.
Vua Nguỵ nói:
- Nếu sợ vậy thì nên chặt mười ngón chân y. Y trở nên người bỏ, thời muốn làm gì cũng chẳng được.
Nguỵ vương y lời tâu, Bàng Quyên bèn bay ra chợ Vân Dương nói với Tôn Tẩn rằng:
- Em đã hết sức rỗi xin cho anh rồi. Song vua nói rằng tha thì tha tội chết, chớ không thể không trừng trị. Vậy ngài định phải chặt hai bàn chân anh.
Tôn Tẩn nói:
- Không tiện! Anh thà cam tâm chịu chết, chớ không muốn sống mà trở nên người vô dụng ở đời.
Bàng Quyên nói:
- Luật pháp triều đình đâu tiện tâu đi rỗi lại. Em không thể cưu anh được nữa.
Nói dứt, hạ lệnh quân sĩ khai đao. Quân sĩ đem Tôn Tẩn buộc vào một cái trụ, kềm hai chân trên cái áp đồng, rồi hươi đao chặt một cái, mưới ngón chân của Tôn Tẩn rụng liền, máu ra lênh láng. Ai thấy cũng ghê hồn hoảng vía. Còn Tôn Tẩn thì chết ngất đi. Giây lâu Tôn Tẩn tỉnh lại, Bàng Quyên nói:
- Thiệt phép nước đổi vô tình!
Dứt lòi sai tả hữu khiêng Tôn Tẩn về phủ mình, lo thuốc men săn sóc cho anh bạn. Tôn Tẩn cảm ơn Bàng Quyên lắm.
Sau khi đem Tôn Tẩn về phủ rồi. Bàng Quyên bèn tới ra mắt Ngụy vương, Ngụy vương hỏi:
- Bây giờ để Tôn Tẩn ở đâu?
Bàng Quyên tâu:
- Thần sợ thả nó ra lúc nó hết đau ắt đi nước khác nên thân để nuôi tại nhà.
Tâu xong, Bàng Quyên trở về phủ sai gia đình dọn dẹp một thơ phòng cho Tôn Tẩn ở, rồi kêu một người đầu bếp tới cắt phân nuôi dưỡng Tôn Tẩn. Đó thật là lòng dạ của Bàng Quyên rất sâu độc, cố ý bưng mắt Tôn Tẩn vậy!
Một hôm Bàng Quyên tới thăm Tôn Tẩn, hỏi rằng:
- Thế nào hôm nay chân anh đã bớt đau chưa?
Tôn Tẩn đáp:
- Mấy ngày rày nước vàng và máu ra nhiều, đau nhức quá!
Báng Quyên nói:
- Tội nghiệp quá, vậy để em bảo người làm cho anh hai cây gậy trầm hương để chống mà đi cho tiện.
Nói dứt day qua dạy tả hửu bày tiệc rồi mời Tôn Tẩn gương ngồi ăn uống. Rượu được vài tuần, Bàng Quyên hỏi Tôn Tẩn rằng:
- Em có nghe anh được thầy truyền thọ thiên thơ, nên thông bát môn độn pháp, lục giáp linh văn. Quả có vậy không?
Tôn Tẩn nói:
- Đối với em là bạn kết nghĩa sanh tử, anh không giấu. Quả anh có học và nhớ hẳn hoi. Bàng Quyên nói:
Có như vậy thì anh nên thương em mà dạy lại cho.
Tôn Tẩn nói:
- Chúng ta không phải ruột thịt, song đã kết nghĩa cầm kỳ, dạy thì dạy có hại chi?
Bàng Quyên nói:
- Đa tạ ơn anh. Vậy tới ngày mai em sẽ thết tiệc cùng nhau ăn uống rồi anh sao chép lại cho em một pho thiên thơ.
Tôn Tẩn nói:
- Cần chi phải đợi đến mai, nếu em cần lắm thì anh sẽ viết cho anh bây giờ.
Bàng Quyên cả mừng, sai tả hữu đem bút mực và giấy ra.Tôn Tẩn an sơ ít miếng nữa, rồi bảo tả hữu dọn bàn dẹp tiệc, đặng mình sao thiên thơ.
Tôn Tẩn viết được ít hàng, thì Bàng Quyên ngăn lại mà rằng:
- Trời đã tối rồi, anh hãy nghĩ cho khoẻ, đợi sáng sẽ biết, nếu vội quá em sợ có sơ sót.
Dứt lời từ tạTôn Tẩn mà về phủ. Từ đó ngày nàoTôn Tẩn cũng lo viết thiên thơ cho Bàng Quyên, song chân có đau nên không viết liên tiếp được, thành ra đã mấy ngày mà cũng chưa rồi. Thỉnh thoảng, Bàng Quyên cũng tới giả bộ thăm Tôn Tẩn đặng thúc giục viết cho mau.
Ngày nọ Bàng Quyên vào nhà trong, Thoại Liên công chúa hỏi rằng:
- Thế nào? Tôn Tẩn đã viết xong thiên thơ chưa?
Bàng Quyên đáp:
- Nó viết vừa được ba phần mười rồi.
Thoại Liên nói:
- Sao mà lâu vậy?
Bàng Quyên cười rằng:
- Lâu mau cũng không nệ, hễ nó viết xong ngày nào ta định cách giết nó ngày ấy.
Mấy lời vợ chồng Bàng Quyên nói với nhau chẳng may lọt vào tai của tên đầu bếp trong lúc nó vào lấy gạo nấu cơm trưa cho Tôn Tẩn. Tên đầu bếp nghe vậy thì thầm trách Bàng Quyên sao ở bac với Tôn Tẩn là người trung hậu. Tới bữa cơm trưa, đầu bếp đem vào phòng cho Tôn Tẩn ăn lại gặp lúc Bàng Quyên có mặt tại đó. Bàng Quyên làm bộ nếm thử đồ ăn rồi giả bộ đôn hậu với bạn, đè đầu tên đầu bếp xuống đánh cho ba mươi hèo và mắng rằng:
- Bạn thân của ta đau ốm, ta giao phó cho mi cung dưỡng, thế mà mi nấu ăn như vậy thì ăn làm sao cho được? Mi khinh bạn ta, tức là khinh lờn ta. Ta chẳng trị mi thì tình bầu bạn ta còn gì!
Đánh mắng xong, Bàng Quyên quầy quả vào nhà trong.
Thấy Bàng Quyên đi rồi, tên đầu bếp liền ôm bụng mà khóc rống lên. Tôn Tẩn lấy làm lạ hỏi rằng:
Lúc đương đánh sao mi không khóc, bây giờ mới khóc là lý gì?
Tên đầu bếp đáp:
- Tôi khóc đây là khóc thế cho ông chớ phải vì bị đánh mà khóc đâu!
Tôn Tẩn hỏi:
- Sao mi lại khóc thế cho ta?
Tên đầu bếp đáp:
- Vì thấy ông đôn hậu mà gặp phải bạn bạc nghĩa vô tình.
Dứt lời, nó kề miệng vào tai Tôn Tẩn mà thuật rõ những lời vợ chồng Bàng quyên vừa nói.Tôn Tẩn nghe qua buồn rầu lắm song cũng dằn lòng, ăn cơm trưa xong, bảo đầu bếp dọn cất, rồi rửa tay ngồi lại vào viết thiên thơ. Tôn Tẩn vừa chấm mực kéo bút ra khỏi nghiên thì có mấy con ruồi bu đeo ngòi bút. Đuổi thế nào cũng vậy hễ bay ra rồi lại đáp vào. Tôn Tẩn lấy làm lạ không hiểu có điều gì. Về sau, Tôn Tẩn cố kê bút lên giấy định viết, đặng cho ruồi nọ không còn đeo được, nhưng lạ thay, ruồi nọ bay quần quần theo ngòi bút, bệt mực xuống giấy, thàng ra ba chữ:
"Nên giả điên".
Tôn Tẩn chẳng rõ ba chữ ấy là gì, đương còn suy nghĩ, bỗng con a đầu ở nhà trong aÜm con của Bàng Quyên là Bàng Anh ra thơ phòng chơi.
Tới trước mặt Tôn Tẩn, chẳng rõ có quỷthần sai khiến hay không mà Bàng Anh bỗng nói rằng:
- Tôn Tẩn ơi, ngươi hãy viết thiên thơ cho mau đi, kẻo cha ta chờ không được sẽ viết người đa!
A đầu nghe nói kì, aÜm Bàng Anh đi tuốt, Tôn Tẩn gật đầu nghĩ thầm rằng:
"Quả Bàng Quyên muốn giết ta mà!Lời trẻ con bao giờ cũng là thật, ta phải tin. Bây giờ đương mắc nạn to, còn đợi chi nữa mà chưa mở hộp của thầy ta cho lúc xuống núi để tìm cách gỡ nạn."
Nghĩ đoạn, Tôn Tẩn bèn lần lưng móc hộp ra, giở nắp lên thấy bên trong có một phong giấy, trên phong giấy có hai bài thơ như vầy:
"Vân Mộng có ông Quỷ Cốc tiên
Dạy trò Tôn Tẩn với Bàng Quyên
Vô nghì đến nỗi đổi chặt chân bạn
Ba quyển thiên thơ mãi chờ truyền.
Trong hộp đựng cho mấy khúc ca,
Hãy xem cho kỹ rồi suy ra.
Muốn đi cho khỏi nhà người nghịch
Phải giả điên cuồng tai nạn qua".
Tôn Tẩn xem thơ nói thầm rằng:
- Té ra thầy ta dạy ta giả điên đặng lánh họa đây chi?
Nói rồi mở phong giấy ra, thấy trong đó là thuốc tán, trong thuốc tán có miếng giấy đề chữ "Thuốc thoa chân". Tôn Tẩn cả mừng bôi thuốc vào vết chân, chẳng bao lâu các vết đều lành, hết đau nhức. Bây giờ Tôn Tẩn khởi đầu giả điên, đốt hết những tờ giấy đã viết thiên thơ mà xé ráo, thồn vào họng nhai nhỏ nuốt xuống bụng, kế đến xé áo xé quần, rồi đập phá đồ đạc trong thơ phòng vừa phá vừa la, vừa cười vừa khóc. Trẻ nhỏ ở hầu Tôn Tẩn thấy vậy lật đật chạy cho Bàng Quyên hay. Bàng Quyên đi vào thơ phòng kêu rằng:
- Anh làm gì vậy?
Tôn Tẩn chẳng nói xách ghế đánh vào mặt Bàng Quyên. Bàng Quyên né khỏi rồi hỏi:
- Anh không biết tôi à! Đừng làm như vậy chớ!
Tôn Tẩn nói:
- Biết, ta biết mày là thần lục đinh, lục giáp. Ta vâng lịnh trời đánh mày.
Nói dứt lại chụp ghế đánh nữa. Bàng Quyên né khỏi rồi sai gia đồng đi lấy chén cơm và xúc một chén phân để thử coi Tôn Tẩn ăn thứ nào để xem là điên giả hay điên thật. Gia đồng vâng lịnh đi một lát, trở lại, đem chén cơm và chén phân để trước mặt Tôn Tẩn. Tôn Tẩn đem cả hai chén trộn lại rồi vãi ra tứ tung. Bàng Quyên nói:
- À, anh này điên thật, hồi trước ảnh thề với ta, hễ ai phụ nghĩa thì trời phạt làm cầm thú. Nay chắc ảnh có làm điềiu chi bội nghĩa nên trời phạt đấy.
Nói dứt sai gia đinh bắt Tôn Tẩn đem xiềng ngoài vườn hoa sau nhà để xem bịnh tình ra thế nào. Tôn Tẩn bị xiềng ở hoa viên, thanh tịnh vô ngần, buồn rầu đáo để, may nhờ có tên đầu bếp mọi khi lén lui tới cho cơm canh ăn, nên cũng được an thân. Thấm thoát mà mùa đông đã tới. Một hôm trăng tỏ, trời thanh vì cảm hoài. Tôn Tẩn chỉ tay vào cội tòng trong vườn mà đọc một
bài tứ tuyệt như vầy:
Trước mắt tòng cội trăm thước cao,
Họ Bàng coi rẻ biết là bao,
Có khi ngọn thọc mây xanh đó
Làm cội chống trời ai biết đâu!
Tôn Tẩn ngâm dứt bỗng trên không có tiếng nói:
- Tôn tiên sinh ngâm thật hay!
Tiếng vừa dứt thì có người mặt giòi phấn, mắt sáng như sao, mình mặc áo trắng, đầu đội khăn be, cưỡi mây sa xuống trước mặt Tôn Tẩn mà nói:
- Tôi là học trò của Huất Liêu, tên Vương Ngao, nhân thấy tiên sinh bị nạn nên tới an ủi. Vì tiên sinh có nạn một ngàn ngày, phải ráng dằn lòng mà chịu, chớ tôi đi vân du sáu nước, khuyên dụ các hầu vương, ai có cách rước tiên sinh ra khỏi Nghi Lương, sẽ được tiên sinh giúp đỡ mà lo nghiệp cả.
Nói dứt lời Vương Ngao liền cưỡi mây bay đi. Cách ít lâu, tới ngày sinh của Thoại Liên công chúa. Bàng Quyên mở tiệc mời các quan và các phu nhân, tiểu thư tới dự yến. Nhà trước thì Bàng Quyên thết đãi các quan, nhà sau công chúa lo đãi các phu nhân, tiểu thư. Phu nhân và tiểu thư nào đi dự tiệc cũng có đem a hoàng theo. Lúc các bà, các cô ăn uống, a hoàng rãnh rang bèn rủ nhau ra vườn hoa chơi. Ai dè khi tới cửa vườn thì thấy cửa đóng khóa kỹ lưỡng. Đứa a hoàng nào trong mình cũng có đeo sâu chìa khóa của chủ. Khi thấy cửa vườn khóa chúng bèn hè nhau mở thử. Đứa này mở không được đứa khác mở. May mắn mở được, chúng nó kéo nhau đi vào. Hôm ấy Tôn Tẩn chỉ bị nhốt trong vườn chớ không bị xiềng như mọi khi. Nhờ dịp đó, Tôn Tẩn nép mình ra khỏi cửa rồi vừa đi vừa la hét ầm lên. Các quan ở nhà ngoài nghe có tiếng la không hiểu việc gì bèn hỏi thăm Bàng Quyên, Bàng Quyên đáp:
- Đó là tiếng la gào của Tôn Tẩn, vì từ ngày y bị chặt chân tới nay thì
điên luôn.
Các quan nói:
- Y đã điên thì thả cho y đi cầm nhốt làm chi cho thêm rộn?
Bàng Quyên nói:
- Tôi cũng muốn thả, song sợ y giả đặng đặng thoát thân. Nếu y không điên, và ra khỏi nơi này thời nước Nguỵ sẽ có hoạ.
Các quan nói:
- Vậy phiền phò mã cho người dắt Tôn Tẩn tới đây chúng tôi xem điên giả hay điên thật.
Bàng Quyên khen phải sai tả hữu bắt Tôn Tẩn tới. Chẳng biết Tôn Tẩn tìm đâu được một miếng giấy đỏ giả làm lá cờ, cầm tay phất qua quơ lại, vừa phơ phất vừa la hét mà theo chân tả hữu đi tới trước tiệc. Các quan nhìn thấy bộ tướng Tôn Tẩn xanh xao, đầu tóc bù xù, áo quần rách rưới, miệng nói làm xàm, thì nói với Bàng Quyên rằng:
- Quả là điên thật, nếu nói Tôn Tẩn giả điên thì sao hình dáng lại tiều tụy đến thế ấy. Thôi, phò mã nên thả cho nó đi đâu thì đi cho xong.
Bàng Quyên nghe theo lời. Các quan sai tả hữu kéo Tôn Tẩn ra khỏi phủ. Tôn Tẩn bị chúng đẩy ra, lại cố chạy vào, mãi như vậy nhiều lần kẻ tả hữu đuổi ra khỏi ngõ và đóng cửa lại. Tôn Tẩn ra khỏi ngõ còn kiếm hai hòn đá to, đập vào cửa rầm rầm, bảo phải mở chpo mình trở vào vườn hoa mà chơi. Kêu réo thế nào cũng chẳng được. Tôn Tẩn bèn đi rảo ra đường, kêu gào lý hát, vởn vơ tối ngày, rồi kiếm chái hè của dân chúng nằm mà ngủ. Cứ mãi như vậy, ngày thì đi nghêu ngao ngoài đường chơi giỡn với con nít, tối vào quán đình mà ngủ. Bàng Quyên thấy vậy cũng hơi yên lòng. Thường ngày Tôn Tẩn ở ngoài đường, hễ gặp các quan đi qua là mốc đất hốt bùn chọi vãi vào bất kể mình người ngựa. Các quan cũng cho là đứa diên thằng dại, chỉ bỏ qua và lánh mặt mà thôi.
Một hôm Tôn Tẩn gặp Bàng Quyên đi chầu, bèn hốt phân người vãi nhầm mình. Bàng Quyên sải ngựa tránh ngã khác rồi sai tả hữu đuổi Tôn Tẩn đi cho xa. Khi tan chầu, các quan thấy Bàng Quyên buồn thì hỏi thăm duyên cớ. Bàng Quyên tỏ việc bị Tôn Tẩn ném phân trúng mình cho các quan chức nghe. Các quan nghe vậy điều khuyên Bàng Quyên nên đuổi Tôn Tẩn ra khỏi nước Ngụy hầu tránh khỏi các việc lôi thôi.Bàng Quyên không nghe định sẽ giam Tôn Tẩn vào một nơi khác.

Hồi trước Hồi sau

Bán sạc cáp, linh kiện máy tính
Anh em cùng cài Pi Network đào tiền ảo nhé, nhập mã mời "kiemhieptruyen" lấy ngay 1 Pi.
Trước khi thanh toán tiền mua hàng thì nhấn hộ dùm mình link nầy nhé: shopee ở đây còn lazada ở đây.